TUẤN VIỆT MEDIA - TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRỌN GÓI
Previous
Next

Bật Mí Nguồn Gốc Tết Trung Thu Và Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Ngày Lễ Này

ý nghĩa ngày tết Trung thu
Mâm ngũ quả có ý nghĩa quan trọng trong ngày tết Trung thu

Tết Trung thu hay còn gọi là tết trông Trăng là một trong những ngày lễ tết mang đậm dấu ấn của văn hóa Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc tết Trung thu cũng như ý nghĩa của ngày lễ đặc biệt này. Từ nghi thức, lễ vật, ẩm thực, đến đồ chơi trong dịp lễ tết này đều lưu giữ nét truyền thống dân tộc. Theo dòng chảy lịch sử, tết Trung thu đã có những thay đổi để phù hợp với cuộc sống. Hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng Tám âm lịch, cả nước lại hân hoan tổ chức vui tết Trung thu.

nguồn gốc tết trung thu
Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Nguồn gốc tết Trung thu

Nguồn gốc tết Trung thu xuất phát từ văn hóa Trung Quốc. Văn hóa Trung Hoa lưu truyền 3 câu chuyện liên quan tết Trung thu là Hằng Nga, Hậu Nghệ và vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng. Trong khi đó, tết Trung thu của Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh chú Cuội trong truyện cổ tích.

Tương truyền rằng Hoàng đế Đường Huyền Tông bắt đầu tổ chức lễ hội Trung thu sau khi có dịp thăm cung trăng trên thiên đình. tết Trung thu sau đó được du nhập vào Việt Nam và được tổ chức linh đình như một lễ hội. Theo văn bia chùa Đọi năm 1211, từ đời nhà Lý, tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở Kinh thành Thăng Long. Đến thời vua Lê – chúa Trịnh, tết Trung thu được cử hành vô cùng xa hoa trong phủ Chúa.

nguồn gốc của tết trung thu
Nguồn gốc tết Trung thu được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc

Trong cuốn sách “Việt Nam phong tục” soạn giả Phan Kế Bính có ghi lại rằng, tục treo đèn bày cỗ xuất phát từ điển tích liên quan đến sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng, cả nước treo đèn kết hoa, sau đó thành tục lệ.

Có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc tết Trung thu tại Việt Nam nhưng không ai biết người Việt chính thức “ăn” tết Trung thu từ khi nào. Tuy vậy, từ rất lâu rồi, tết Trung thu không chỉ là ngày tết của thiếu nhi, mà còn là dịp để các thành viên quây quần, tụ họp với nhau.

ý nghĩa tết trung thu
Nguồn gốc tết Trung thu tại Việt Nam được ghi chép là bắt nguồn từ thời vua Đường Minh Hoàng

> Tìm hiểu thêm: Phá cỗ trung thu là gì và ý nghĩa của phá cỗ trung thu – Tuấn Việt Media

Ý nghĩa tết Trung thu

Theo quan niệm xưa, tết Trung thu gắn với nền văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, công việc nhà nông đã đỡ bận rộn, người dân cũng thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội. Khác với tết Nguyên Đán mang ý nghĩa kết thúc năm cũ, chào đón một năm mới, tết Trung thu lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau, dự đoán mùa vụ tiếp theo, mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Bên cạnh đó, tết Trung thu còn được gọi là tết Thiếu nhi. Đây là dịp để trẻ em được cùng nhau nô đùa, phá cỗ, rước đèn,… Vào dịp này, các bạn nhỏ có thể tự làm những chiếc đèn ông sao, cùng nhau rước đèn trông trăng. Mặc dù nhịp sống đang ngày càng phát triển, hiện đại, chúng ta khó có thể thấy những chiếc đèn tự làm nhưng mỗi khi đến tết thiếu nhi, bố mẹ sẽ chuẩn bị cho những chiếc đèn đẹp hơn, nhiều màu sắc, hình dáng hơn.

ý nghĩa của tết trung thu đối với trẻ em
Tết Trung thu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ em

Đối với gia đình, ý nghĩa tết Trung thu còn được thể hiện ở sự đoàn viên, sum họp. Theo tục lệ từ ông cha, vào ngày 15/8 âm lịch, các thành viên trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ đầy đặn với lòng thành kính để dâng lên tổ tiên. Đây cũng là dịp để gia đình sum vầy bên nhau, cùng ăn uống, trò chuyện. Bởi vậy, dù đi ngược về xuôi, ra Trung ra Bắc vô Nam thì mọi người vẫn luôn cố gắng về đoàn tụ với gia đình. Thế mới thấy, ý nghĩa của tết Trung thu vô cùng sâu đậm và đặc biệt đối với những người con Việt Nam.

ý nghĩa của tết trung thu
Tết Trung thu còn là dịp để cả gia đình quây quần bên nhau

Một số chủ đề về trung thu có thể bạn quan tâm:

> Báo giá tổ chức Tết trung thu 2023 – Tuấn Việt Media

> Giới thiệu về tết Trung thu ngắn gọn – Tuấn Việt Media

> 30+ backdrop Trung thu mới nhất – Tuấn Việt Media

Các tục lệ trong tết Trung thu

Trên là các thông tin về nguồn gốc tết Trung thu, cũng như ý nghĩa của tết Trung thu. Ngoài ra, trong tết Trung thu còn có những tục lệ đặc biệt với nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Cùng Tuấn Việt tiếp tục tìm hiểu về các tục lệ của ngày tết Trung thu nhé!

Trong dịp tết Trung thu, từ gia đình đến xã hội, mọi người thực hiện những tục lệ, phong tục được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mâm ngũ quả đầy ắp, bánh Trung thu đủ vị, những món đồ chơi đẹp mắt,… đã trở thành biểu tượng của tết trông Trăng.

Mâm ngũ quả

Tết Trung thu không thể thiếu mâm ngũ quả. Đúng như tên gọi của nó, mọi người sẽ chuẩn bị 5 loại quả đặc trưng của mùa thu như chuối, bưởi, hồng, thị, na,… Ngoài ra, nhờ đôi bàn tay khéo léo, các loại quả sẽ được tỉa thành các hình con vật, hoa lá, góp phần làm mâm quả trở nên sinh động, đặc sắc và trang trọng hơn.

ý nghĩa ngày tết Trung thu
Mâm ngũ quả có ý nghĩa quan trọng trong ngày tết Trung thu
ý nghĩa của tết Trung thu đối với trẻ em
Mâm ngũ quả được tỉa thành các hình con vật đẹp mắt

Bánh Trung thu

Bánh nướng, bánh dẻo được coi là linh hồn của mâm cỗ Trung thu. Bánh Trung thu đại diện cho mặt trăng với vẻ đẹp tròn đầy sáng rực rỡ. Một cặp bánh nướng, bánh dẻo tượng trưng cho hai mặt âm và dương, trong đó bánh dẻo đại diện cho mặt trăng tròn vành vạnh. Mặc dù nhiều người cho rằng bánh Trung thu “ngấy, dễ béo” nhưng không thể không thừa nhận, tết Trung thu thiếu bánh nướng, bánh dẻo thì không còn trọn vẹn nữa.

ý nghĩa của Tết trung thu
Bánh Trung thu cũng được xem là một phần quan trọng khiến ý nghĩa của tết Trung thu thêm phần đặc biệt

Bánh Trung thu truyền thống của Việt Nam là nhân thập cẩm, bao gồm mỡ đường, hạt dưa, lá chanh, lạp xưởng, mứt bí,… Tuy nhiên, theo thời gian, nhân bánh cũng đã có những biến đổi để phù hợp với khẩu vị của người dùng: bánh nhân đậu xanh, bánh nhân trứng muối, bánh nhân khoai môn, bánh nhân socola, bánh nhân trà xanh,…

Đồ chơi Trung thu

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng tốt hơn, điều kiện kinh tế cũng khá hơn nên để mua những món đồ chơi đã không còn khó như trước. Nhưng có những món đồ chơi phải được chơi trong dịp Trung thu mới có ý nghĩa.

Đồ chơi Trung thu tiêu biểu nhất phải kể đến các loại lồng đèn. Không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn nhỏ cầm trên tay một chiếc đèn ông sao năm cánh đang “chơi” Trung thu. Hiện nay cũng xuất hiện nhiều rất nhiều loại đèn lồng, đèn kéo quân, đèn hình các con vật trông đẹp mắt, sinh động.

ý nghĩa của tết trung thu
Những chiếc đèn ông sao xinh xắn trong dịp tết Trung thu
nguồn gốc của lễ trung thu
Lồng đèn còn có thể dùng để trang trí mâm ngũ quả

Ngoài đèn lồng, trẻ nhỏ cũng vô cùng thích thú với những chiếc mặt nạ hình Tôn Ngộ Không, mặt nạ Trư Bát Giới, mặt nạ chú tễu, mặt nạ hình các con vật,… Những chiếc mặt nạ giấy bồi đều được các nghệ nhân làm và vẽ thủ công, chứa đựng tâm huyết của họ. Thế nhưng, việc xuất hiện của những chiếc mặt nạ nhựa làm giống thật hơn, giá thành rẻ hơn đã khiến mặt nạ giấy bồi không còn được quan tâm và thích thú như xưa.

ý nghĩa của tết Trung thu đối với trẻ em
Mặt nạ giấy bồi – đặc sản trong dịp tết Trung thu

Một trong số ít những món đồ chơi dân gian còn tồn tại đến ngày nay là tò he. Không chỉ là một món quà dành tặng cho các bé mà tò he còn là biểu tượng văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Múa lân

Người Việt quan niệm lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Mỗi dịp Trung thu, chúng ta lại tổ chức múa lân với hy vọng mùa vụ bội thu, điềm lành sẽ tới mọi nhà. Đội múa lân thường gồm người đội đầu lân và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Khắp xóm làng hay con phố thành thị đều rộn ràng cùng tiếng trống và điệu múa lân. Hoạt động múa lân thường được diễn ra trong đêm hội vào ngày 14, 15, 16.

nguồn gốc tết trung thu
Múa lân tại chương trình Trung thu

Trung thu không phải là dịp nghỉ lễ nhưng đây lại là lễ hội mà cả các em nhỏ và người lớn đều thích thú, mong chờ. tết Trung thu với những không gian rực rỡ sắc màu đã tạo nên những thú vui mới cho các bạn trẻ như chụp ảnh checkin, tạo trend Tik Tok,… hay chỉ đơn giản là “đi ngắm đường ngắm phố”. Mặc dù theo thời gian, tết Trung thu không còn giữ được nhiều phong tục dân gian nhưng những nét cơ bản vẫn được người Việt lưu truyền và thực hiện. Cũng nhờ dịp Trung thu mà thành viên trong gia đình có cơ hội gần gũi nhau hơn, người lớn như được làm trẻ con một lần nữa.

Có thể bạn quan tâm: Từ những tập tục độc đáo này, bạn có thể kết hợp để tạo nên kịch bản trung thu ấn tượng hoặc phát triển thêm những ý tưởng trung thu của mình để tổ chức chương trình trung thu thêm hấp dẫn và độc đáo hơn. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm kịch bản và ý tưởng trung thu do Tuấn Việt Media gợi ý, thông qua các đường dẫn bên dưới:

> Kịch bản chương trình trung thu – Tuấn Việt Media

> Concept sự kiện trung thu – Tuấn Việt Media

nguồn gốc và ý nghĩa của trung thu
Tổ chức Trung thu cùng Tuấn Việt Media để nhận ngay những ưu đãi cực kỳ hấp dẫn

> Xem thêm: Tổ chức tết Trung thu trọn gói – Tuấn Việt Media

Tuấn Việt Media là đơn vị tổ chức chương trình Trung thu trọn gói với nhiều năm kinh nghiệm, đã được nhiều đối tác tin tưởng. Liên hệ hotline 0985 444 859 để được tư vấn và nhận ưu đãi khủng ngay hôm nay.

Để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ tốt nhất, vui lòng liên hệ Tuấn Việt Media. Đến với chúng tôi quý khách hàng hoàn toàn yên tâm về chi phí và chất lượng dịch vụ.

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG TUẤN VIỆT

Trụ sở chính: 76, Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: sukientuanviet@gmail.com   

HOTLINE: 0985.444.859 / 0964.797.202 

Bạn có yêu cầu dịch vụ vui lòng đăng ký theo form dưới đây

ĐỊA CHỈ KHO XƯỞNG TẠI HÀ NỘI

Quận HOÀNG MAI : Đường bờ sông KHU ĐÔ THỊ AO SÀO

Quận THANH XUÂN : Số 28 ngõ 93 HOÀNG VĂN THÁI

Quận HÀ ĐÔNG : Ngõ 121 PHÙNG KHOANG

Quận CẦU GIẤY : Sau VIỆN HUYẾT HỌC TRUNG ƯƠNG

Quận HAI BÀ TRƯNG : Ngõ 10 BẠCH MAI

Quận TỪ LIÊM : Ngõ 1 Tân Mỹ, Sau SÂN VẬN ĐỘNG MỸ ĐÌNH